Logo xe hơi Mitsubishi từ lâu luôn nổi tiếng tại Việt Nam về đồ nhận diện, với biểu tượng 3 hình thoi chụm lại. Để hiểu hơn về ý nghĩa của logo cũng như hãng xe hơi Mitsubishi, hãy theo dõi bài viết dưới đây của PT Travel nhé!
1. Giới thiệu về thương hiệu Mitsubishi
1.1 Mitsubishi có nghĩa là gì?
Mitsubishi là tên của một trong những hãng xe lớn danh tiếng nhất châu Á đến từ Nhật Bản. Ngày nay, Mitsubishi hoạt động trên toàn cầu, sản xuất tất cả các loại phương tiện và phụ tùng xe ô tô.
Tên của công ty Mitsubishi, bắt nguồn từ hai từ tiếng Nhật “mitsu” nghĩa là “ba” và “bishi” nghĩa là “hạt dẻ nước”. Đó là sự pha trộn độc đáo trong cách đặt tên thương hiệu, khi kết hợp hai thuật ngữ đơn giản tạo thành một từ. Điều này đồng nghĩa việc, thương hiệu đang hướng tới những đổi mới, tiến bộ trong công nghệ và chất lượng xe Mitsubishi.
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Mitsubishi
Mitsubishi là hãng xe nổi tiếng của Nhật Bản với lịch sử phát triển lâu đời, được thành lập năm 1921 bởi Iwasaki Yataro. Nguồn gốc của công ty, bắt nguồn từ nửa sau của thế kỷ XIX. Khi Iwasaki Yataro trở thành người đứng đầu công ty vận chuyển Tsukumo Trading.
Năm 1873, Iwasaki Yataro đổi tên hãng xe thành Mitsubishi.
Năm 1884, ông thuê Nhà máy đóng tàu Nagasaki để chuyển sang đóng tàu. Sau đó, ông đổi tên cơ sở thành Nagasaki Shipyard – Machinery Works. Thương hiệu đã trải qua một số thay đổi nữa cho đến khi trở thành Công ty TNHH Đóng tàu Mitsubishi vào đầu thế kỷ XX.
Năm 1917, công ty lắp ráp chiếc Mitsubishi Model A đầu tiên. Đây là chiếc xe sản xuất đầu tiên tại Nhật Bản. Nhưng sau đó chiếc xe đã bị ngừng sản xuất, vì nó có giá cao hơn nhiều so với các đối tác Mỹ.
Năm 1937, hãng đã thiết kế và lắp ráp một nguyên mẫu xe quân sự. Nó trở thành chiếc xe bốn bánh đầu tiên được sản xuất tại Nhật Bản. Tuy nhiên, ngay sau chiến tranh, xí nghiệp đã chuyển sang sản xuất xe du lịch.
Hiện nay, thương hiệu đang sở hữu nhiều công ty con và doanh nghiệp theo nhiều hướng khác nhau. Hãng mở rộng việc kinh doanh của mình ngoài sản xuất ô tô sang khai thác mỏ, đóng tàu, khí đốt và dầu mỏ trên nhiều lĩnh vực khác. Các lĩnh vực này bao gồm bốn tổ chức mẹ: Mitsubishi Corporation, Mitsubishi Heavy Industries, Mitsubishi Electric. Trụ sở chính được đặt tại Tokyo của Nhật Bản.
2. Logo và ý nghĩa biểu tượng logo xe hơi Mitsubishi
2.1 Logo xe hơi Mitsubishi qua các thời kỳ
Năm 1870 – 1873: Trong ba năm đầu tiên sau khi công ty được thành lập, hãng đã sử dụng biểu tượng Iwasaki và Tosa. Đó là một biểu tượng về bản sắc hình ảnh của một thương hiệu, một sự tôn vinh cội nguồn.
Năm 1873 – 1914: Logo mang tính biểu tượng đã được tạo ra. Nó có ba hình thoi mỏng thanh lịch được kết nối ở giữa hình ảnh bằng một vòng tròn nhỏ.
Năm 1914 – 1964: Biểu tượng logo vẫn giữ nguyên là 3 hình thoi mỏng. Vòng tròn ở giữa logo được lược bỏ trên biêu biểu tượng.
Năm 1964 – 1985: Logo có hình dạng mới, hình dạng mà chúng ta có thể thấy ngày nay. Các hình thoi trở nên cân đối và đậm nét hơn. Giờ đây, logo Mitsubishi đã hài hòa và gợi lên cảm giác tin cậy và chuyên môn.
Năm 1985 đến nay: Chữ Mitsubishi xuất hiện trên logo vào năm 1985. Các chữ in hoa của bảng tên được thực hiện theo kiểu chữ “sans serif” truyền thống. Các đường thẳng nam tính, rõ ràng và trực tiếp. Chữ có màu đen, làm cho logo mạnh mẽ và tươi sáng.
Sau đó, bảng tên đổi thành “Mitsubishi Motors” nhưng kiểu chữ và cách phối màu vẫn không thay đổi.
Sự kết hợp màu đỏ đen và trắng mạnh mẽ cổ điển là sự lựa chọn hoàn hảo cho logo Mitsubishi tối giản và hình học. Các đường thẳng và góc nhọn phản ánh năng lượng và niềm đam mê của thương hiệu, gợi lên cảm giác mạnh mẽ và uy quyền.
2.2 Ý nghĩa biểu tượng logo xe Mitsubishi
Biểu tượng của Mitsubishi được thiết kế dựa trên hai huy hiệu: ba hình thoi dành cho gia đình của nhà sáng lập Iwasaki Yataro. Hình ba chiếc lá sồi, là huy hiệu của Gia tộc Tosa, những người chủ đầu tiên của Iwasaki Yataro.
Mỗi viên kim cương trong logo của Mitsubishi, phản ánh một trong những giá trị chính của công ty là độ tin cậy, thành công và tính toàn vẹn.
Cách tiếp cận đơn giản và dễ hiểu này, đã làm cho bộ nhận diện hình ảnh của Mitsubishi trở thành một trong những bộ nhận diện nổi tiếng nhất trên toàn cầu. Và việc sử dụng màu đỏ cho thấy thương hiệu đam mê, mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng.
Biểu tượng Mitsubishi là biểu tượng kỷ niệm cội nguồn của công ty, và là một phần của biểu tượng Mitsubishi trong hơn một thế kỷ. Nó chỉ được sửa đổi một chút qua nhiều năm, nhưng ý nghĩa vẫn luôn ở đó.
3. Sự thay đổi logo của Mitsubishi
Trải qua nhiều năm thay đổi và hình thành, logo thương hiệu Mitsubishi đã thay đổi liên tục 5 lần. Mặc dù được thay đổi nhiều lần nhưng biểu tượng của Mitsubishi vẫn giữ vững được truyền thống nét đặc trưng riêng biệt dễ nhận diện của mình.
4. Các dòng xe của Mitsubishi và giá
Các dòng xe Mitsubishi luôn được nhiều người dùng đánh giá cao với sự bền bỉ, độ an toàn cũng như chất lượng của xe. Dòng xe Mitsubishi đa dạng các loại xe Sedan, SUV, Crossover, MPV, bán tải. Những chiếc xe của mang một số đặc điểm sau:
- Xe Mitsubishi vận hành êm ái, tiết kiệm nhiên liệu khi di chuyển.
- Không gian nội thất rộng rãi, thoải mái mang nhiều tiện nghi cao cấp trên xe.
- Các dòng xe đều có thiết kế hiện đại, đa dạng nhiều kiểu dáng cũng như mẫu mã xe.
- Giá thành hợp lý, vừa phải phù hợp với thị trường Việt Nam.
Các loại xe Mitsubishi đa dạng phân khúc từ bình dân đến cao cấp. Mức giá xe tại Việt Nam của Mitsubishi dao động từ 380 triệu đến 2,3 tỷ đồng.
Giá bán một số mẫu xe Mitsubishi trên thị trường Việt Nam:
Mẫu xe hơi Mitsubishi | Giá niêm yết (VNĐ) |
Mitsubishi Attrage MT | 370.000.000 |
Mitsubishi Mirage CVT | 442,000,000 |
Mitsubishi Triton 4×4 MT | 675,000,000 |
Mitsubishi Outlander 2.0 CVT | 825,000,000 |
Mitsubishi Pajero Sport 2.4 AT | 990.000.000 |
Mitsubishi Pajero Sport 3.0 AT Premium | 1.100.000.000 |
Mitsubishi 3.0V | 2.120.000.000 |
Từ bài viết trên, PT Travel cũng đã tổng hợp cho bạn các thông tin về logo xe hơi Mitsubishi. Mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về logo hãng xe này. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết về các hãng xe hơi nổi tiếng, hãy truy cập vào website PT Travel để nắm được tin tức nhé!